Nhắc đến nhà thơ Xuân Diệu, nhiều người sẽ nghĩ ngay về những bài thơ tình vẫn còn nguyên vẹn giá trị theo năm tháng. Thơ tình của Xuân Diệu khi lãng mạn, dịu êm, lúc lại mãnh liệt, dữ dội. Những bài thơ như: Yêu, Vội vàng, Đây mùa thu tới, Dại khờ… nhiều tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn học đường.
Nhà thơ Xuân Diệu (1916 – 1985)
Lựa chọn cuộc sống độc thân đến cuối đời sau cuộc hôn nhân 6 tháng
Nhà thơ Xuân Diệu sinh năm 1916, mất năm 1985. Trong cuộc đời của ông, ngoài thơ ca người ta còn quan tâm đến các mối tình, tuy nhiên nhà thờ Xuân Diệu lại lựa chọn sự cô đơn nhiều hơn. Ông từng trải qua một cuộc hôn nhân với NSND Bạch Diệp cùng muôn vàn lời đồn thổi về chuyện giới tính.
Bất chấp những lời đồn đoán, nhà thơ Xuân Diệu kết hôn cùng NSND Bạch Diệp (nữ đạo diễn điện ảnh đầu tiên của Việt Nam) vào năm 1958 khi đã ngoài 40 tuổi. Cả hai đến với nhau thông qua mai mối, khi đó NSND Bạch Diệp đang làm việc tại báo Nhân dân và mới 29 tuổi.
NSND Bạch Diệp từng chia sẻ vào cuối năm 1957, ông Hoàng Tùng (nguyên Tổng biên tập báo Nhân dân) ngỏ lời mai mối nhà thơ Xuân Diệu cho bà. Khi ấy vốn là người yêu thơ và cảm phục tài năng của chàng thi sĩ, bà thường chép thơ của ông vào những cuốn sổ tay. Ngay lần gặp đầu tiên, NSND Bạch Diệp đã chìm đắm trong đôi mắt to, sáng và vẻ ngoài lãng tử của “ông hoàng thơ tình”.
Nhà thơ Xuân Diệu và NSND Bạch Diệp thời còn trẻ
Trong những buổi hẹn hò sau đó, Xuân Diệu thường chở Bạch Diệp trên xe đạp lang thang ngoại ô chơi. Nhà thơ rất ân cần với cô bạn gái, chăm sóc quan tâm từng chút một khiến nàng cảm động. Chuyện tình này cũng là cảm hứng giúp Xuân Diệu viết lên những dòng thơ tình bất hủ: “Tôi cầm mùi dạ lan hương/ Trong tay đi đến người thương cách trùng/ Dạ lan thơm nức lạ lùng/ Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương”.
Xuân Diệu thỉnh thoảng ở lại nhà Bạch Diệp ăn cơm. Ngày ấy dù yêu thơ và nể phục tài năng của chàng thi sĩ nhưng Bạch Diệp vẫn cảm giác có sự xa cách của hai thế hệ, nhận ra có sự khác biệt giữa thơ và đời thực. Nhưng vì cha mẹ sốt ruột khi con gái đã gần 30 tuổi, giục chuyện cưới xin nên Bạch Diệp đồng ý lấy Xuân Diệu làm chồng.
Sau khoảng 1 năm hẹn hò, Xuân Diệu và Bạch Diệp tiến đến hôn nhân. Gần sát ngày cưới, một người bạn đồng nghiệp nói với Bạch Diệp rằng: “Nghe người ta nói anh Xuân Diệu có vấn đề đấy, phải xem lại đi, không lại lỡ dở đời con gái”. Tuy nhiên bà gạt đi, cho rằng người ta chỉ nói xấu chồng tương lai. Trước đám cưới vài ngày, Bạch Diệp giục Xuân Diệu đăng ký kết hôn nhưng ông lại bảo từ từ, không việc gì phải vội. Sau nhiều lần thấy Xuân Diệu không có động tĩnh gì nên bà không nhắc nữa.
NSND Bạch Diệp là người phụ nữ duy nhất bước vào cuộc đời của nhà thơ Xuân Diệu
Đám cưới diễn ra vào cuối tháng 4/1958. Bạch Diệp trong bộ áo dài, đội voan trắng muốt, hạnh phúc trở thành bạn đời, “nàng thơ” của nhà thơ Xuân Diệu. Nhưng sự chần chừ không đăng ký kết hôn hay lời nhắn nhủ từ cô bạn đồng nghiệp như báo trước điều gì đó về cuộc hôn nhân của Bạch Diệp và Xuân Diệu.
Đêm tân hôn kỳ lạ của “Ông hoàng thơ tình”
Sau đám cưới, “tân lang tân nương” được thu xếp ở trong một căn phòng nhỏ nhắn ấm cúng, phía đầu giường có gắn chữ “Hỉ” màu đỏ. Trong đêm đầu tiên trở thành vợ chồng, Xuân Diệu tỏ ra rất chu đáo, pha nước ấm để vợ đi tắm. Những điều này khiến cô dâu mới cảm động. Ngồi trong căn phòng tân hôn, Bạch Diệp đầy ngại ngùng và e ấp, bàn tay mềm mại của Xuân Diệu đặt lên vai khiến tim bà đập thình thịch, má đỏ bừng ngượng ngùng.
Rồi Xuân Diệu cất tiếng hỏi: “Em này! Có thấy cái bút ở đâu không?”, ngạc nhiên Bạch Diệp đáp lại: “Để làm gì hả anh?”. Xuân Diệu không trả lời, ông lục tung bàn, giấy tờ và cúi cả xuống gầm giường tìm bút sau đó ngồi vào bàn loay hoay viết rồi cầm tờ giấy sang đọc thơ cho vợ nghe, hỏi ý kiến nàng. Sau đó lại tiếp tục hì hụi viết như quên mất cô dâu và đêm tân hôn đáng lẽ diễn ra như bao đôi vợ chồng mới cưới khác.
Sau đêm tân hôn chỉ có thơ và thơ, hàng đêm Xuân Diệu vẫn miệt mài với bút mực, những vần thơ lai láng, Bạch Diệp chỉ thở dài kéo chăn đi ngủ trước, cũng không có phản ứng hay thái độ gì.
Cuộc hôn nhân lạ lùng của nhà thơ Xuân Diệu và NSND Bạch Diệp chỉ kéo dài 6 tháng
Nhớ lại về khoảng thời gian đó, bà chia sẻ vì lớn lên trong môi trường giáo dục khắt khe, ngày nhỏ cha cấm không được đọc tiểu thuyết cho đến khi trưởng thành, không được tiếp cận những thứ viết về tình yêu, đôi lứa, chuyện trai gái nhục dục. Khi đến trường, Bạch Diệp học trong tu viện Saint Dominique nên càng bị bó buộc về lễ giáo, không biết gì về tình yêu đôi lứa ngoài cuộc sống.
NSND Bạch Diệp nhớ lại, cha của bà vốn giỏi tử vi, có lập lá số cho con gái và nói vận số của bà vốn đi tu nhưng có một ngôi sao phá nên không tu được. Bà ngẫm lại có thể vì số đi tu nhưng không tu nổi nên tình duyên mới lận đận.
Trong khoảng thời gian chung sống với Bạch Diệp, nhà thơ Xuân Diệu vẫn cho ra những vần thơ thể hiện sự đắm đuối khát khao trong tình yêu. Có một đêm nọ, ông không ngồi bên bàn giấy như mọi khi nữa mà đến bên vợ, ôm chặt trong vòng tay, âu yếm hôn, nồng nàn cuống quýt. Những tưởng đêm hôm đó là đêm tân hôn thực sự của đôi vợ chồng nhưng Xuân Diệu đột ngột dừng lại, bỏ ra ngoài, để lại người vợ bên chiếc giường còn nguyên vẹn nếp chăn.
Sau khi chuyện vợ chồng chưa ăn ở với nhau đến tai bậc phụ huynh, cha của Bạch Diệp chủ động nói chuyện với con rể và để cả hai chia tay nhau. Nhớ lại về cuộc hôn nhân ngắn ngủi, NSND Bạch Diệp cho biết chỉ kéo dài vỏn vẹn 6 tháng, sau chia tay bà trở về sống với cha mẹ ruột trên phố Bà Triệu. Sau khi “đường ai nấy đi”, cả hai vẫn dành cho nhau sự tôn trọng, xem như người bạn thân quý mến, chào hỏi bình thường.
Không một lời oán trách, NSND Bạch Diệp coi khoảng thời gian chung sống với nhà thơ Xuân Diệu là cơn gió mát thoáng qua cuộc đời
NSND Bạch Diệp từng bộc bạch tâm sự, cuộc hôn nhân với “ông hoàng thơ tình” như một luồng gió mát đi qua cuộc đời khoảng thời gian ngắn nhưng để lại ấn tượng mãi trong tâm hồn. Một luồng gió thoảng nhưng giữ lại cả một niềm thương mến, không oán trách: “Có lẽ ông ấy chưa hiểu hết mình nên mới lấy tôi”. Còn đối với nhà thờ Xuân Diệu, Bạch Diệp cũng là người phụ nữ duy nhất bước vào cuộc đời ông dù thời gian ngắn ngủi bên nhau. Sau chia tay, Xuân Diệu sống một mình, làm bạn với văn thơ cho đến lúc mất.
Ngày 18/12/1985, Xuân Diệu qua đời do một cơn nhồi máu cơ tim, hưởng thọ 69 tuổi. Trong đám tang của chồng cũ, Bạch Diệp không gửi vòng hoa đến viếng như bao người mà ra hàng hoa tươi, chọn một bó hoa cúc và lay ơn trắng tiễn người quá cố. Vào giây phút đưa tang, bà ngồi lên xe tang, bên cạnh linh cữu của Xuân Diệu để đưa ông về cõi vĩnh hằng.
Đến năm 1975, Bạch Diệp đi bước nữa với ông Nguyễn Đức Tường. Cả hai sống với nhau 15 năm, cho đến khi ông Tường mất vào năm 1990. Trải qua 2 cuộc hôn nhân, NSND Bạch Diệp không có con. Trong những năm tháng cuối đời, bà sống một mình trong căn nhà rộng rãi, thỉnh thoảng vài người cháu hay diễn viên hậu bối đến thăm, đưa đi chơi hoặc tiếp đón phóng viên đến viết bài. Ngày 17/8/2013, NSND Bạch Diệp qua đời, hưởng thọ 84 tuổi.
News
‘Sốc trước mức lương của ‘Ngũ hổ tướng’ nhà Thục Hán, thảm hại nhất là Mã Siêu: Tại sao lại như vậy?
Trong Tam Quốc, Lưu Bị có được sự phụng sự của nhiều vị tướng giỏi. Lúc bấy giờ nhà Thục Hán có 5 vị tướng vang danh thiên hạ, được gọi là “ngũ hổ tướng”. Họ bao gồm: Quan Vũ,…
Thời xưa y học chưa phát triển, tại sao người xưa lại đun sôi nước khi “sin;:h c;:on”? Đọc xong bạn sẽ rất khâm phục trí tuệ của người xưa
1. Để xử lý vết thương và giặt khăn khử trùng Khi phương pháp sinh nở tương đối đơn giản và thô sơ, máu và nước ối không thể thoát ra ngoài đúng cách trong quá trình sinh nở, đồng…
Dù biết Lưu Bị yếu hơn Tôn Quyền, Tào Tháo rất nhiều, vì sao Gia Cát Lượng lại chọn theo phe nhà Thục Hán? Nguyên nhân thực sự rất đơn giản chỉ 1 chữ
Gia Cát Lượng có thể nói là người có năng lực nhất trong toàn bộ thời Tam Quốc, khi còn trẻ đã gây chấn động toàn học viện khi theo học ông Thủy Cảnh, ông Thủy Cảnh tin rằng Gia…
Bí ẩn gây ‘s:ố:c’ về chuyện tình của Đường Tăng và nữ vương Tây Lương Quốc, thực chất 2 người đã… trong đêm hôm đó
Bộ phim Tây Du Ký 1986 được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Trung Quốc, đã khắc họa thành công hình tượng Đường Tăng từ bi, một người hết lòng vì lý tưởng cầu kinh phổ độ chúng…
Từ cuối năm nay 3 tuổi sẽ bước qua đại nạn, 2025 tiền về tới tấp, 2026 tiến vào hàng ngũ đại gia, giàu chạm nóc
Tuổi Dần Trong 12 con giáp, tuổi Dần là người dũng cảm, quyết đoán và tự tin trong mọi quyết định. Khi đã lên kế hoạch, con giáp này hiếm khi bỏ cuộc giữa chừng mà luôn dũng cảm vượt…
Sau ngày hôm nay: 3 tuổi Tiền Tài tăng đột biến, không thành tỷ phú cũng là đại gia, đặc biệt là có quý nhân phù trợ
Tuổi Dậu Dậu là con giáp sẽ gặp rất nhiều may mắn sau ngày 17/11. Họ hứa hẹn sẽ có một sự thay đổi ngoạn mục trong công việc, nhất là về mặt tài chính. Dậu rất có sức ảnh…
End of content
No more pages to load