Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết sau cuộc họp của Bộ Chính trị, số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sắp xếp và sáp nhập đã được làm rõ.
Tối 16/3, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết mô hình chính quyền địa phương (cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh) và tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (cấp cơ sở)
Ba tỉnh có 4 lần “tách ra, nhập vào” trong suốt chiều dài lịch sử
Điểm giáp ranh giữa 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình “một tiếng gà gáy cả 3 tỉnh đều nghe”. Các tỉnh này được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh, trong lịch sử từng nhiều lần sáp nhập rồi chia tách.
Tên gọi Hà Nam Ninh (tỉnh Hà Nam Ninh cũ) ngày nay chỉ còn một số cơ quan, đơn vị vẫn lưu giữ và hoạt động trên địa bàn các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định như: Cục Hải quan Hà Nam Ninh; Công ty xăng dầu Hà Nam Ninh; Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nam Ninh…
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đóng tại thành phố Hoa Lư, Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).
Các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định ngày nay được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh trước kia. Các tỉnh này đều có chung điều đặc biệt là đã nhiều lần được chia tách, sáp nhập trong lịch sử Việt Nam.
Tỉnh Ninh Bình xuất hiện trên bản đồ Việt Nam vào năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), sau khi được đổi tên từ trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình. Trước đó, vào thế kỷ thứ X, Ninh Bình là kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt.
Năm 1890, phủ Lý Nhân đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Trước đó, phủ Lý Nhân dưới thời Nguyễn, do vua Minh Mạng thành lập, thuộc tỉnh Hà Nội.
Địa danh Nam Định xuất hiện năm 1822 khi đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Năm 1832, vua Minh Mệnh chia, đặt các tỉnh ở Bắc kỳ, trong đó có Nam Định. Từ thời điểm này, tỉnh Nam Định bao gồm phần đất như ngày nay.
Một góc thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay (Ảnh: Ninh Mạnh Thắng).
Thời kỳ Pháp thuộc, các tỉnh Ninh Bình, Hà Ham, Nam Định thuộc Bắc Kỳ, do toàn quyền Đông Dương cai quản. Sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, các tỉnh này thuộc miền Bắc của Việt Nam.
Năm 1965, nước ta đối mặt với cuộc ném bom phá hoại trên miền Bắc của Đế quốc Mỹ. Để tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, Nhà nước ta đã hợp nhất một số tỉnh.
Thời điểm này, tỉnh Nam Hà được thành lập theo Quyết định số 103-TVQH ngày 21/4/1965 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bao gồm sáp nhập 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định.
Ngày 27/12/1971, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (khóa IV, kỳ họp thứ hai) tiếp tục quyết định thành lập một số tỉnh mới, trong đó tỉnh Nam Hà được hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
Khu du lịch Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Ảnh: Tam Chuc Complex).
Tỉnh Hà Nam Ninh bao gồm toàn bộ diện tích các tỉnh Hà Nam (852,2km²), Nam Định (1.676km²) và Ninh Bình (1.390km²), là tỉnh ven biển thuộc vùng nam Đồng bằng sông Hồng, nằm ở cửa ngõ phía nam của Thủ đô Hà Nội.
Thời điểm được thành lập, tỉnh Hà Nam Ninh có một thành phố là Nam Định, 3 thị xã là Hà Nam, Ninh Bình, Tam Điệp và 16 huyện, gồm: Bình Lục, Duy Tiên, Gia Viễn, Hải Hậu, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Bảng, Kim Sơn, Lý Nhân, Nam Ninh, Nghĩa Hưng, Tam Điệp, Thanh Liêm, Vụ Bản, Xuân Thủy, Ý Yên.
Hà Nam Ninh được thành lập trên cơ sở khi từng là vùng đất trấn Sơn Nam (xứ) xưa – một vùng đất lâu đời, giàu truyền thống văn hóa ở phía Nam kinh thành Thăng Long, tương ứng với các vùng văn hóa đặc trưng như: xứ Kinh Bắc, xứ Đoài, xứ Đông, xứ Thanh, xứ Nghệ của Việt Nam xưa.
Đền Trần, ngôi đền linh thiêng thuộc tỉnh Nam Định (Ảnh: Đức Văn).
Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tách tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như cũ.
Đến ngày 6/11/1996, Quốc hội tiếp tục chia tách tỉnh Nam Hà thành 2 tỉnh Hà Nam và Nam Định. Các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình tồn tại từ đó cho đến nay.
Đến nay, dù đã chia tách, ngăn cách nhau bởi các con sông nhưng các tỉnh này vẫn giữ nhiều nét văn hóa tương đồng, các di tích lịch sử có điểm chung như hệ thống di tích lịch sử thời Đinh – Tiền Lê và thời Trần. Ba tỉnh có chung nền ẩm thực, các loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng như hát chèo, hát chầu văn, hát xẩm.
Về kết nối giao thông, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình có sự kết nối chặt chẽ thông qua các tuyến đường huyết mạch như chung quốc lộ 38B, quốc lộ 21B, đường sắt Bắc – Nam và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đi qua.
Cầu Bến Mới bắc qua sông Đáy nổi 2 tỉnh Nam Định và Ninh Bình (Ảnh: Thái Bá).
Hiện nay, các các cây cầu đường bộ bắc qua các sông nối các tỉnh Hà Nam với Ninh Bình, Nam Định và Ninh Bình cũng như Nam Định và Hà Nam, được đầu tư xây dựng đồng bộ khiến giao thông thuận tiện, giúp liên kết vùng phát triển kinh tế của các địa phương trong các tỉnh.
Năm 2024 tỉnh Ninh Bình thu ngân sách đạt 21.000 tỷ đồng; tỉnh Hà Nam thu 17.000 tỷ đồng; tỉnh Nam Định thu hơn 14.000 tỷ đồng.
Hiện nay, nơi một tiếng gà gáy 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình đều nghe thấy là điểm giáp ranh giữa các địa phương: xã Thanh Hải (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) – xã Yên Phương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) – xã Gia Xuân (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).
Điểm giáp ranh giữa 3 địa phương này cách nhau bởi sông Đáy (Hà Nam – Ninh Bình, Ninh Bình – Nam Định) và sông Sắt (Hà Nam – Nam Định).
Theo Kết luận số 127 Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cả 3 tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định đều không đủ tiêu chí về quy mô dân số, diện tích… và đều nằm trong đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tuy nhiên, với diện tích của 3 tỉnh hợp lại, gồm Hà Nam (852,2km²), Nam Định (1.676km²) và Ninh Bình (1.390km²), thì cộng vào vẫn chưa đủ tiêu chí tối thiểu 5000 km², do đó nhiều khả năng vẫn còn phải sáp nhập thêm với một vài tỉnh khác nữa mới đủ.
Theo bạn, để đủ tiêu chí thì tới đây Hà Nam Ninh sẽ còn cần sáp nhập với địa phận tỉnh nào khác thì hợp lý nhất?
ũng đã được làm rõ.
Theo Bộ trưởng, cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến từ các bộ, ngành, địa phương. Sau khi tổng hợp, đề án sẽ được báo cáo lên Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào giữa tháng 4/2025. Sau Hội nghị Trung ương, một hội nghị toàn quốc sẽ được tổ chức để triển khai việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
Bộ trưởng Trà nhấn mạnh nhiệm vụ hiện tại của các bộ, ngành là tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn liên quan theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình, làm cơ sở để triển khai việc sáp nhập và sắp xếp sau Hội nghị Trung ương. Việc này không quá khó khăn vì đã có kinh nghiệm từ các đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã trước đây. Hiện tại, các cơ quan chỉ cần điều chỉnh, mở rộng và bổ sung để phù hợp với quy mô sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.
Các công việc liên quan đến tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, việc này có thể được triển khai ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Các bộ, ngành cần tập trung hướng dẫn và hoàn thiện các văn bản liên quan.
“Việc này cần được thực hiện khẩn trương. Các bộ phải gửi văn bản về Bộ Nội vụ sớm để chuẩn bị cho hội nghị toàn quốc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương”, Bộ trưởng Trà nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Giang Huy
Theo bà Trà, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình sẽ có chỉ đạo gấp để tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát lại toàn bộ văn bản pháp luật (luật, nghị định). Nếu các luật chuyên ngành liên quan đến thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp huyện thì phải xử lý bằng một nghị quyết. Việc này phải rà soát rất nhanh để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết xử lý vấn đề liên quan đến các luật chuyên ngành về tổ chức đơn vị hành chính các cấp, bà Trà nói.
Hiện nay Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 705 quận, huyện và 10.035 xã, phường. Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đơn vị hành chính cấp tỉnh cần đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện. Tuy nhiên theo thống kê năm 2023, cả nước có 10 tỉnh chưa đạt được đồng thời cả ba tiêu chuẩn này, 12 tỉnh không đạt đồng thời hai tiêu chuẩn diện tích và dân số, 3 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn diện tích và đơn vị hành chính cấp huyện, 2 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số và đơn vị hành chính cấp huyện, 13 tỉnh thành không đạt tiêu chuẩn về diện tích, 9 tỉnh không đạt tiêu chuẩn về dân số.
Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành kết luận 127, giao Đảng ủy Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trung ương và cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện; tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Hôm 11/3, Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định việc tinh gọn bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế…