×

Từ tháng 4/2025: Lương, thưởng doanh nghiệp nhà nước thay đổi – Xã phường mất quyền ban hành luật

Quy định HĐND, UBND cấp xã không ban hành văn bản, thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận, hỗ trợ đóng học phí, hiệu trưởng và hiệu phó làm việc 40 giờ/tuần có hiệu lực từ tháng 4.

HĐND, UBND cấp xã không còn ban hành văn bản

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ ngày 1/4 nêu rõ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 loại văn bản pháp luật và không còn 2 loại văn bản của cấp xã là nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND cấp xã.

Luật gồm 9 chương và 72 điều (giảm 8 chương, 101 điều so với luật năm 2015) bổ sung một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành là nghị quyết để giải quyết các vấn đề cấp bách, quan trọng phát sinh từ thực tiễn.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, luật cũng bổ sung hình thức lấy ý kiến là tham vấn chính sách trong quá trình xây dựng chính sách dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là một trong những hình thức mới để lấy ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay.

Đất nông nghiệp được thí điểm chuyển nhượng làm dự án nhà ở thương mại

Nghị quyết số 171/2024 của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất có hiệu lực từ 1/4.

Tại khoản 3 Điều 3 nêu rõ, tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để thực hiện dự án thí điểm nếu đáp ứng điều kiện: Thứ nhất, phạm vi khu đất, thửa đất thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Thứ hai, phạm vi khu đất, thửa đất thực hiện dự án phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.

Thứ ba, phạm vi khu đất, thửa đất thực hiện dự án nằm trong danh mục các khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm do HĐND cấp tỉnh thông qua.

Thứ tư, có văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh về việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thí điểm đối với dự án của tổ chức kinh doanh bất động sản nhận quyền sử dụng đất và dự án của tổ chức kinh doanh bất động sản đang có quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, tổ chức kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp sử dụng diện tích đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh để thực hiện dự án thí điểm thì phải đáp ứng các điều kiện trên và có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng đối với đất quốc phòng, Bộ Công an đối với đất an ninh.

Điều kiện lao động gồm 6 loại

Thông tư số 03/2025 của Bộ LĐ-TB&XH (nay là Bộ Nội vụ) quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động có hiệu lực từ 1/4.

Điều kiện lao động, theo thông tư, gồm 6 loại và phân chia như sau:

– Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm;

– Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Điều kiện lao động được đánh giá, xếp loại theo 3 phương pháp:

– Phương pháp đánh giá, tính điểm thực hiện theo quy trình: Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động, quy mô lấy mẫu. Sau đó, đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động.

– Phương pháp thống kê, kinh nghiệm: Căn cứ vào đặc điểm điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc của danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xác định loại điều kiện lao động cho các nghề, công việc được đánh giá.

– Phương pháp kết hợp: Kết hợp phương pháp đánh giá, tính điểm với phương pháp thống kê, kinh nghiệm và lấy ý kiến của bộ quản lý ngành lĩnh vực, các chuyên gia, nhà khoa học để tổng hợp kết quả.

Quy định mới về chữ ký điện tử

Nghị định số 23/2025 của Chính phủ quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy có hiệu lực từ ngày 10/4, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.

Tất cả các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật được thành lập và hoạt động hợp pháp đều có quyền được cấp, phát hành chứng thư chữ ký số.

Chứng thư chữ ký số cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.

Chữ ký số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức được cấp, phát hành chứng thư chữ ký số chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch và các hoạt động theo đúng thẩm quyền và chức danh được cấp, phát hành chứng thư chữ ký số.

Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người được giao, ủy quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký số ghi trên chứng thư chữ ký số.

Sửa quy định về chính sách hỗ trợ đóng học phí với sinh viên sư phạm

Nghị định 60/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Hàng năm, căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học cho UBND cấp tỉnh (nơi sinh viên thường trú hoặc cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng) để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm.


Sinh viên theo học ngành sư phạm (Ảnh minh họa: Hoài Nam).

Đối với sinh viên sư phạm được hỗ trợ kinh phí theo hình thức giao dự toán thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí, trước ngày 30/12 hàng năm căn cứ vào giấy xác nhận thời gian công tác trong ngành giáo dục của sinh viên sư phạm, UBND cấp tỉnh (nơi sinh viên thường trú) rà soát, theo dõi, hướng dẫn, ra thông báo thu hồi kinh phí hỗ trợ để sinh viên sư phạm thực hiện nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn.

Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.

Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 20/4 và áp dụng bắt đầu từ năm học 2025-2026.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng làm việc 40 giờ/tuần

Thông tư số 05/2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, dự bị đại học (có hiệu lực từ 22/4) quy định mỗi giáo viên sẽ không được kiêm nhiệm quá 2 nhiệm vụ trong một năm học. Việc này nhằm tránh tình trạng quá tải cho giáo viên và giúp họ có đủ thời gian để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính.

Thời gian làm việc của giáo viên được quy định dựa trên số tiết dạy trong một năm học và số tiết dạy trung bình trong mỗi tuần.

Thời gian làm việc của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng là 40 giờ/tuần, bao gồm cả số tiết giảng dạy.

Theo quy định mới, hiệu trưởng cần phân công nhiệm vụ cho giáo viên sao cho hợp lý, bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong trường.

Nếu có trường hợp phải phân công giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng phải ưu tiên những giáo viên chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong một tuần.

Related Posts

Our Privacy policy

https://doctinnhanh24.com - © 2025 News