×

Giá vàng 27/3: Lại vượt đỉnh nóc, liệu kịch bản 10 năm trước có quay trở lại; ai vay vàng chắc giờ khóc không thành tiếng mất thôi

Vàng thế giới lên gần 94 triệu, vàng trong nước hơn 98 triệu đồng/lượng

Cuối ngày  26-3, giá vàng thế giới tăng vọt lên 3.020 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 93,93 triệu đồng/lượng.

Trong nước, giá vàng miếng SJC bán ra cuối ngày hôm nay ở mức 98,4 triệu đồng/lượng, mua vào 96,7 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua – bán giảm gần một nửa, còn 1,7 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn 9999 tại Công ty SJC tăng lên mức 98,2 triệu đồng/lượng, còn giá mua vào ở mức 96,6 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty PNJ, giá bán vàng nhẫn vọt lên mức 99 triệu đồng/lượng, mua vào 96,7 triệu đồng/lượng.

Đáng lưu ý, giá bán vàng nhẫn 9999 tại Công ty PNJ cao hơn giá bán vàng miếng SJC đến 600.000 đồng/lượng. Trong khi ở chiều mua vào, giá vàng miếng và vàng nhẫn ngang bằng nhau.

Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, giá vàng nhẫn tăng lên mức 99,1 triệu đồng/lượng, mua vào 96,8 triệu đồng/lượng.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn từ 4,47 – 5,17 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đón đầu kế hoạch thuế quan mới

Theo các phân tích, giá vàng tăng trở lại nhờ nhu cầu phòng ngừa rủi ro trước thềm kế hoạch thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến công bố vào tuần tới.

Tuy nhiên, mức tăng của giá vàng bị hạn chế bởi tâm lý thận trọng trước khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát trong tuần này.

Đầu tuần này, ông Trump phát tín hiệu có thể mềm mỏng hơn về thuế quan vào ngày 2-4 tới, thời điểm ông dự kiến công bố thuế quan “có đi có lại” và thuế quan đối với một số ngành hàng.

Giới chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rằng thuế quan có thể gây áp lực suy giảm tăng trưởng và đẩy lạm phát lên cao. Đó là môi trường có lợi cho giá vàng.

Tuy nhiên vẫn có khả năng ngược lại nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ưu tiên chống lạm phát bằng cách tiếp tục trì hoãn giảm thêm lãi suất, dẫn đến giá vàng có thể gặp bất lợi vì môi trường lãi suất cao hơn kéo dài hơn.

Liệu có quay lại kịch bản như 10 năm trước? 

Thị trường vàng đang trải qua giai đoạn tăng nóng khi giá trong nước liên tục thiết lập đỉnh mới, có thời điểm vượt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng. Trước diễn biến này, nhiều người đặt câu hỏi: liệu có lặp lại kịch bản “sập giá” vàng như giai đoạn 2011–2015?

Chia sẻ với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương khẳng định, dù giá vàng đang tăng mạnh, nhưng khả năng “sụp đổ” như một thập kỷ trước là rất thấp.

Ông Phương phân tích, thời điểm năm 2011, giá vàng tăng mạnh do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái tại Mỹ. Tuy nhiên, sau đó các chính sách điều tiết kinh tế được áp dụng thành công khiến giá vàng nhanh chóng đảo chiều. Trong vòng bốn năm (2011–2015), giá vàng thế giới giảm từ hơn 1.900 USD/ounce xuống còn khoảng 1.032 USD/ounce – mức giảm gần 50%.

Bối cảnh năm 2025 lại có nhiều yếu tố mới. Giá vàng hiện nay được hỗ trợ bởi lạm phát toàn cầu, bất ổn địa chính trị, lo ngại thuế quan từ Mỹ cũng như hoạt động gom vàng mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương và các quỹ đầu tư. Giá vàng liệu có lặp lại kịch bản 'rơi tự do' như 10 năm trước? Ảnh 1

“Việc giá vàng điều chỉnh là tất yếu sau một giai đoạn tăng nóng. Tuy nhiên, mức điều chỉnh dự kiến chỉ khoảng 300 USD/ounce – tức khoảng 10–12% – thấp hơn nhiều so với mức sụt gần 50% của năm 2011.”

Theo dự báo, giá vàng thế giới có thể từ mức đỉnh hơn 3.000 USD/ounce hiện nay giảm dần về quanh 2.700 USD/ounce vào tháng 5. Giá vàng trong nước theo đó cũng có thể điều chỉnh về mức khoảng 90 triệu đồng/lượng trong thời gian tới.

Related Posts

Our Privacy policy

https://doctinnhanh24.com - © 2025 News