×

Cả nước thay đổi, nhưng 2 tỉnh độc nhất Việt Nam này VẪN NGUYÊN VẸN sau hàng trăm năm lịch sử, bất di bất dịch và đứng vững trước mọi cuộc sáp nhập

Việt Nam đã trải qua rất nhiều lần sáp nhập, chia tách các tỉnh, thành, từ 72 đơn vị (năm 1975), xuống 38 đơn vị, 39 đơn vị, 40 đơn vị, 44 đơn vị, 53 đơn vị, 61 đơn vị, 64 đơn vị rồi giữ nguyên 63 đơn vị từ năm 2008 đến nay.

Nhìn lại lịch sử thay đổi về địa giới hành chính các tỉnh, tên gọi các tỉnh của nước ta thấy rằng, hầu hết các tỉnh đều đã từng bị chia tách, sáp nhập, đổi tên. Chỉ có hai tỉnh Thái Bình và Thanh Hóa từ ngày thành lập thời phong kiến đến nay không bị chia tách, sáp nhập.

Tỉnh nào vẫn giữ tên từ khi thành lập cho đến nay, không bị sáp nhập hoặc tách tỉnh bao giờ? - Ảnh 2.

Tỉnh Thái Bình

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng là một vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều vua, chúa, anh hùng và danh nhân văn hóa trong suốt bề dày lịch sử Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, tên gọi địa danh Thanh Hóa đã ra đời từ gần 1.000 năm trước. Vùng đất Thanh Hóa từng là nơi chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn. Từ thời Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời kỳ tự chủ, vùng đất này gắn với các tên gọi Cửu Chân và Ái Châu.

Đầu thời nhà Lý, khu vực Thanh Hóa được gọi là trại Ái Châu. Năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Việt được chia ra thành 24 lộ, trong đó có lộ phủ Thanh Hóa. Từ đây, danh xưng “Thanh Hoá” chính thức xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.

Đây là mốc son quan trọng, đánh dấu chặng đường phát triển không ngừng của xứ Thanh suốt gần một thiên niên kỷ qua; khẳng định vị thế quan trọng, trường tồn của “xứ Thanh” trong pho sử huy hoàng của dân tộc.

Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” viết về điều này như sau: “Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ”.

Ngoài Thái Bình, còn tỉnh nào chưa từng sáp nhập, tên gọi từng chuyển đi đổi lại từ khi thành lập đến nay? - Ảnh 2.

Di sản thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Giai đoạn sau đó, tên gọi Thanh Hóa thay đổi nhiều lần. Thời Hậu Lê, năm 1466, Thừa Tuyên Thanh Hóa được lập, đến năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa. Kể từ đó hai cái tên Thanh Hóa và Thanh Hoa thường được chuyển đổi qua lại.

Dòng chúa Trịnh do Trịnh Kiểm sáng lập vào thế kỷ XVI, quyền lực của họ lớn đến mức vượt qua cả vua Lê, dù chỉ là những người phò tá. Dòng Trịnh kéo dài qua 11 đời, từ Trịnh Kiểm (1545-1570) đến Trịnh Bồng (1786-1787), cho đến khi bị Nguyễn Huệ dẹp bỏ.

Về dòng chúa Nguyễn, vào năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng, con trai của An Thành hầu Nguyễn Kim, đã theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên rời Bắc vào trấn giữ đất Thuận Hóa. Dòng họ Nguyễn trải qua 9 đời, từ Nguyễn Hoàng (1558-1613) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777), có công mở rộng đất Đàng Trong, kéo dài về phía Nam tới Mũi Cà Mau.

Vào năm Gia Long thứ nhất (1802), vùng đất Thanh Hóa được đặt là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thanh Hóa được chuyển thành tỉnh Thanh Hoa. Dưới thời Thiệu Trị, do mẹ vua tên là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên triều đình có quy định về cách viết văn sách, chữ Hoa phải bớt nét hoặc ghi ký hiệu lên đầu chữ để biết là kỵ huý.

Để tránh vấn đề kỵ húy, nhiều văn bản thời này chỉ gọi chung Thanh Hóa là “tỉnh Thanh”. Đến năm 1843, vua Thiệu Trị cho đổi “Thanh Hoa tỉnh” thành “Thanh Hoá tỉnh”. Những rắc rối của chuyện kỵ húy đến đây kết thúc.

Theo sách “Đại Nam thực lục”, việc đổi tên này là vì “xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, phàm các dấu quan phòng và ấn triện cũng đều đổi lại mà ban cấp”. Kể từ đó tên gọi tỉnh Thanh Hoá được dùng ổn định cho đến nay.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn. Thanh Hóa tự hào là vùng đất phát tích, khởi nghiệp của nhiều triều đại quân chủ phong kiến; là đất “quý hương”, đất “thang mộc” của “Tam vua nhị chúa”; là địa bàn trọng yếu, “phên dậu”, “đất căn bản của nước Nam”.

Lịch sử chứng minh rằng Thanh Hóa là cái nôi sản sinh ra nhiều vua chúa nhất Việt Nam. Câu nói dân gian “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ” đã phản ánh điều này. Đây là quê hương của 44 đời vua khác nhau gồm Nhà Tiền Lê (2), nhà Hồ (2), nhà Hậu Lê (27) và nhà Nguyễn (13). Lịch sử Việt Nam ghi nhận hai dòng chúa lớn là Trịnh và Nguyễn, cả hai đều có gốc gác từ Thanh Hóa.

Ngoài Thái Bình, còn tỉnh nào chưa từng sáp nhập, tên gọi từng chuyển đi đổi lại từ khi thành lập đến nay? - Ảnh 3.

Tỉnh Thanh Hoá

Trong những lần nước ta sáp nhập hay chia, tách các tỉnh, thành trên cả nước, có một tỉnh diện tích nhỏ nhưng chưa bao giờ bị sáp nhập, chia tách, đó là tỉnh Thái Bình.

Thái Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng. Theo số liệu đang được UBND tỉnh Thái Bình công bố, tỉnh này có diện tích 1.586,3 Km2 (Về diện tích tự nhiên, 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước là: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải Phòng, Thái Bình), dân số 1.873.890 người.

Tỉnh nào vẫn giữ tên từ khi thành lập cho đến nay, không bị sáp nhập hoặc tách tỉnh bao giờ? - Ảnh 1.

Dinh Công sứ tỉnh Thái Bình, chụp năm 1928 (khu vực này ngày nay là Tỉnh uỷ Thái Bình). Ảnh do một nhiếp ảnh gia người Pháp chụp/Làng Việt Xưa Và Nay.

Tỉnh Thái Bình được bao bọc bởi ba dòng sông lớn: Phía tây và tây nam là sông Hồng, giáp hai tỉnh Hà Nam và Nam Định; phía Bắc là sông Luộc, giáp hai tỉnh Hưng Yên và Hải Hương; phía đông là sông Hóa, giáp Thành phố Hải Phòng; phía đông là biển cả mênh mông với trên 50 km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ.

Cùng với ba con sông lớn bao quanh, được thông nguồn với gần 70 km con sông lớn nhỏ, tỉnh Thái Bình như một hòn đảo nổi và lại một chiếc võng được đan bằng các dòng sông. Thái Bình là một vùng đất phì nhiêu được phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

Về tổng thể, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cư, mạng lưới sông ngòi chằng chịt.

Về lịch sử hình thành, ngày 21/3/1890, toàn quyền Pháp ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình bao gồm các huyện: Thanh Quan, Thuỵ Anh, Ðông Quan, Trực Ðịnh (trước là Chân Ðịnh), Thư Trì, Vũ Tiên, Tiền Hải, Phụ Dực, Quỳnh Côi và huyện Thần Khê.

Tỉnh nào vẫn giữ tên từ khi thành lập cho đến nay, không bị sáp nhập hoặc tách tỉnh bao giờ? - Ảnh 2.
Năm Thành Thái thứ 6 (1894) cắt thêm 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (thuộc tỉnh Hưng Yên) nhập trở lại Thái Bình. Ðến lúc này tỉnh Thái Bình với tư cách là một tỉnh – đơn vị hành chính độc lập – bao gồm 3 phủ với 12 huyện, 90 tổng, 802 làng, xã với số dân 161.927 người, số ruộng đất là 365.287 mẫu.

Phủ Tiên Hưng gồm 3 huyện: Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà; Phủ Thái Ninh gồm 3 huyện: Thanh Quan, Thuỵ Anh, Ðông Quan; Phủ Kiến Xương gồm 4 huyện: Trực Ðịnh, Thư Trì, Vũ Tiên và Tiền Hải; Phân Phủ Thái Ninh gồm 2 huyện: Quỳnh Côi và Phụ Dực.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 10/4/1946 Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình quyết định bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện. Toàn tỉnh Thái Bình lúc này được chia thành 12 huyện, một thị xã với 829 xã, thôn.

Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 93-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện: Hợp nhất hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực thành huyện Quỳnh Phụ; Hợp nhất hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà thành huyện Hưng Hà; Hợp nhất hai huyện Ðông Quan và Tiên Hưng thành huyện Ðông Hưng; Hợp nhất hai huyện Vũ Tiên và Thư Trì thành huyện Vũ Thư; sáp nhập một số xã của huyện Vũ Tiên vào huyện Kiến Xương; sáp nhập một số xã của huyện Kiến Xương vào huyện Tiền Hải.

Năm 1982 và 1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định sáp nhập một số xã ở Vũ Thư và mở rộng địa giới hành chính của thị xã Thái Bình.

Như vậy, trong rất nhiều lần sáp nhập, chia, tách các tỉnh thành trên cả nước, Thái Bình không bị sáp nhập, chia, tách tỉnh mà vẫn giữ nguyên, cơ bản như khi thành lập vào năm 1890. Tên gọi tỉnh Thái Bình cũng tồn tại đến nay là 135 năm.

Related Posts

Our Privacy policy

https://doctinnhanh24.com - © 2025 News